Consignee là gì? Vai trò của người nhận hàng trong xuất nhập khẩu

Trong hoạt động xuất nhập khẩu, người gửi hàng, đơn vị vận chuyển và người nhận hàng (consignee) có vai trò mật thiết với nhau trong chuỗi cung ứng quốc tế. Consignee đảm bảo quá trình giao nhận đúng quy định. Vậy consignee là gì? Vai trò của người nhận hàng trong xuất nhất khẩu như thế nào? Hãy đọc ngay thông tin được Global Express chia sẻ trong bài viết này.

1. Consignee là gì?

Consignee là gì

Consignee là gì? Đây được hiểu đó là người nhận hàng. (viết tắt là Cnee). Bên cạnh đó, còn được định nghĩa là người mua hàng (Buyer) theo vận đơn đích danh.

Trên tờ vận đơn đích danh sẽ bao gồm có: Tên tuổi, địa chỉ người nhận hàng đều được ghi rõ ràng. Từ đó, người vận chuyển sẽ dựa trên các thông tin đó và giao hàng cho người được chỉ đích danh.

2. Vai trò của consignee trong quy trình xuất nhập khẩu

Khi đã hiểu về Consignee là gì? Chúng ta cần phải nắm rõ vai trò thực tế trong quy trình xuất nhập khẩu. Điều này, ảnh hưởng đến quá trình nhận hàng, thanh toán và cả pháp lý khi có tranh chấp xảy ra.

Người nhận hàng chính thức từ nhà vận chuyển

Consignee đó là người nhận hoặc tổ chức được chỉ định để nhận lô hàng khi hàng giao đến nơi. Thông tin này được ghi rõ trên vận đơn (Bill of Lading). Đây là căn cứ để hãng tàu giao hàng. Nếu không có sự đồng ý của consignee, đơn vị vận chuyển không thể giao hàng cho bất kỳ ai khác.

Xử lý các vấn đề phát sinh sau khi nhận hàng

Khi nhận hàng, nếu hàng hóa bị hư  hỏng, bóp méo, sai số lượng,.. Lúc này cần xử lý bằng việc lập biên bản (chụp hoặc quay video để làm bằng chứng). Sau đó, thông báo ngay cho đơn vị vận chuyển, bảo hiểm, người gửi hàng.

Thủ tục hải quan

Thủ tục hải quan

Consignee có trách nhiệm nộp hồ sơ, làm thủ tục thông quan với cơ quan hải quan. Ngoài ra còn đóng thuế, lệ phí, các chi phí khác, quá trình nhập hàng.

Phối hợp với các bên liên quan

Phối hợp các bên liên quan rất quan trọng trong quá trình nhận hàng xuất nhập khẩu. Để đảm bảo hàng hóa giao nhận đúng thời gian, quy định, hạn chế rủi ro.

  • Phối hợp với đơn vị vận chuyển (hãng tàu, hãng bay): Nhận thông tin lịch tàu hoặc chuyến bay về thời gian cập cảng, số vận đơn.
  • Xác nhận tình trạng vận đơn.
  • Phối hợp xử lý khi gặp sự cố như trễ chuyến, thất lạc, sai vận đơn,..
  • Phối hợp đơn vị kho bãi, cảng, 
  • Nộp hồ sơ, thủ tục thông quan đúng quy trình, thời gian.
  • Cung cấp thông tin như: giấy tờ, chứng từ

3. Một số lưu ý khi nhận hàng dành cho consignee trong xuất nhập khẩu

Để quá trình nhận hàng trong xuất nhập khẩu không gặp phải những sai sót, cần lưu ý một số điều sau:

Kiểm tra thông tin trên chứng từ

Một trong số điểm cần lưu ý đó là nên kiểm tra thông tin trên chứng từ. Nếu không tin không khớp có thể khiến cho không nhận được hàng hoặc thủ tục chỉnh sửa mất nhiều thời gian. Do đó, chúng ta cần kiểm tra các thông tin như sau:

Kiểm tra tên consignee

  •  Thông tin có chính xác và đúng pháp nhân nhận hàng không?
  • Tên hàng, số lượng, khối lượng, mô tả hàng hóa có khớp với thực tế không?
  • Thông tin trên vận đơn, invoice, packing list, giấy phép nhập khẩu có đồng nhất không? 

Nếu kiểm tra các thông tin trên có sai thì cần liên hệ ngay với người gửi hàng hoặc forwarder để điều chỉnh chứng từ.

Chuẩn bị chứng từ đầy đủ khi nhận hàng

Chứng từ cần thiết để nhận hàng gồm:

  • Vận đơn: bản gốc hoặc điện tử.
  • Invoice & packing list: Hóa đơn và phiếu đóng gói để đối chiếu hàng hóa.
  • Tờ khai hải quan đã được khai và có mã số tờ.
  • C / O và giấy phép (nếu có).
  • Chứng từ kiểm tra chuyên ngành.

Thực hiện đúng quy trình hải quan

Thực hiện đúng quy trình hải quan

Cần thực hiện các quy định hải quan như: Khai báo, nộp hồ sơ hải quan và chứng từ liên quan, xử lý phân luồng, nộp thuế và phí, thông quan và lấy hàng.

Phối hợp các bên liên quan

Đây cũng là một lưu ý về consignee. Các bên cần phối hợp như:

  • Forwarder: theo dõi lịch trình, nhận vận đơn, phối hợp sửa chứng từ.
  • Hãng tàu / hãng bay: Làm thủ tục thông quan, kiểm tra hàng.
  • Cơ quan hải quan
  • Kho bãi/cảng.
  • Người gửi hàng.

Tuân thủ theo đúng quy định pháp luật

Consignee cần hiểu rõ về luật hải quan Việt Nam, các thông tư, nghị quyết về xuất nhập khẩu. Tiếp đến là cập nhật danh mục hàng hóa cấm, hạn chế hoặc quản lý chuyên ngành, tuân thủ các nghĩa vụ về thuế và các thủ tục pháp lý liên quan đến việc nhận hàng.

Kiểm tra tình trạng hàng hóa khi nhận

Trước khi rời càng hoặc kho cần phải kiểm tra tình trạng hàng hóa: Kiểm đếm về số lượng, loại hàng, tình trạng bao bì, container, xác minh hàng hóa có bị rách, bóp méo, vỡ, thấm nước hay sai chủng loại không. Nếu gặp các lỗi về hàng hóa cần lập biên bản hiện trường, chụp lại hình ảnh hoặc quay video làm bằng chứng để khiếu nại.

Kết luận

Như vậy, qua bài viết về consignee là gì? Mong rằng sẽ giúp các bạn hiểu hơn về xuất nhập khẩu và những thủ tục cần thiết để không ảnh hưởng đến quá trình nhận hàng, thanh toán, những sự cố không đáng có. 

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn